Bài đăng nổi bật

Tổng hợp hải sản sạch vùng biển Quỳnh Lưu, Nghệ An

Nhận được sự ủng hộ và phản hồi rất tốt từ khách hàng, của các anh chị đồng nghiệp và bạn bè. Với tiêu chí kinh doanh rất thực lòng là...

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016

Bí thư và Chủ tịch Đà Nẵng tắm biển, dân chen chân mua cá

Sáng nay, Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cùng Chủ tịch thành phố Huỳnh Đức Thơ xuống biển Mỹ Khê tắm. Khi những thuyền thúng của ngư dân cập bờ, hàng trăm người chen chân mua cá.
Bình minh ngày 1/5, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cùng nhiều lãnh đạo thành phố có mặt tại bãi biển Mỹ Khê (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) tắm biển.
 
Vài phút sau, Phó bí thư thường trực Thành ủy Đà Nẵng Võ Công Trí cũng xuất hiện và cùng xuống biển tắm.
 
Vẻ thích thú của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng khi được tận hưởng làn nước mát lạnh.
 
Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, sau đó cũng đưa vợ ra biển tắm. Trước đó, chiều 30/4, ông Huỳnh Đức Thơ đã đối thoại với ngư dân, thương lái nhằm tìm giải pháp tiêu thụ cá trước thông tin cá biển chết hàng loạt từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế. Ông Thơ cũng thưởng thức món cá cùng ngư dân ngay tại cầu cảng.
 
Nhiều người dân và du khách sáng nay cũng đã chen chân ra tắm biển. Động thái đối thoại, tắm biển, ăn cá của lãnh đạo Đà Nẵng khiến nhiều người bớt lo lắng.
 
Trên bờ, hàng trăm người chen chân, vây kín những chiếc thuyền thúng vừa cập bờ.
 
Tận mắt chứng kiến những con cá tươi sống được đánh bắt từ vùng biển được chính quyền khẳng định an toàn, mọi người tranh nhau mua cá của ngư dân. Hàng chục ký cá sau một đêm đánh bắt bán hết trong vòng 5 phút.
 
Biển Đà Nẵng đã nhộn nhịp trở lại, khi người dân đi tắm, tập thể thao.
 
Tắm, tập thể dục ở bãi biển đã trở thành thói quen của nhiều người. Và họ đã không quay lưng với biển khi chính quyền Đà Nẵng nhanh chóng vào cuộc lấy mẫu nước đi kiểm định và thông báo ngay cho dân biết. Nhiều nhóm tập Yoga cũng đến bãi biển để tập cùng nhau.
 
Nhiều em bé cũng được phụ huynh đưa ra biển tắm vào buổi sớm, và thích thú khi được nghịch cát.
 
Thấy bãi biển tấp vào nhiều rác, một cô gái tình nguyện đi nhặt cho vào bao, trước khi công nhân môi trường làm việc.
 
Nhiều cặp đôi cũng đến biển ghi lại những bộ ảnh cưới. Trước đó ngày 28/4, ngành môi trường Đà Nẵng đã công bố kết quả phân tích các mẫu nước biển, khẳng định biển Đà Nẵng an toàn cho việc tắm, vui chơi.
Nguồn: VNxpress.net
.

Chủ tịch Đà Nẵng ăn hải sản cùng ngư dân phản bác biển ô nhiễm

Người đứng đầu chính quyền Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ yêu cầu từ nay đến khi tình hình tiêu thụ hải sản ổn định trở lại, các căng-tin phục vụ hơn 1.000 cán bộ trong Trung tâm hành chính Đà Nẵng phải có thực đơn "toàn món cá".
Chiều 30/4, Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cùng Phó chủ tịch Đặng Việt Dũng, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa, Giám đốc Sở Y tế và nhiều lãnh đạo các sở, ngành đã đến cảng cá Thọ Quang (quận Sơn Trà) khảo sát tình hình mua bán hải sản của tiểu thương và ngư dân.
Trước thực trạng cá biển chết hàng loạt giạt vào bờ từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế, ở Đà Nẵng cũng xuất hiện cá chết rải rác, nhiều ngư dân nói với Chủ tịch rằng việc đánh bắt, tiêu thụ hải sản hết sức khó khăn.
Ông Thơ hỏi người dân "cá có thật sự an toàn hay không?" và nhận được trả lời cá đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa tuyệt đối an toàn. Ngư dân vẫn ăn thường ngày. Lập tức, ông Thơ yêu cầu lãnh đạo Sở Nông nghiệp đặt mua 100kg cá và chế biến để thưởng thức vào bữa chiều.
chu-tich-da-nang-ra-cang-ca-an-hai-san-cung-ngu-dan
Ông Huỳnh Đức Thơ (người đội mũ) đã trực tiếp chế biến và thưởng thức hải sản của ngư dân ngay tại cảng cá. Ảnh: Đ.X.
Đối thoại với ngư dân, thương lái ở cảng cá, ông Thơ yêu cầu phải tìm mọi cách lấy lại lòng tin về chất lượng hải sản để người tiêu dùng tiếp tục quay lại như trước. Đà Năng phải rà soát quy trình hướng dẫn, kiểm soát định vị nơi ngư dân đánh bắt hải sản đến khi đưa về tiêu thụ, đồng thời phải giám sát được nguồn hải sản từ nơi khác đến.
Ông Thơ yêu cầu khi kiểm soát được nguồn gốc cá, các Sở Công thương, Nông nghiệp Y tế phải đóng dấu sản phẩm. "Phải làm sớm chứ không chậm trễ", ông Thơ nói và chỉ đạo cán bộ công chức của thành phố phải làm gương trước bằng việc ăn hải sản do ngư dân vất vả đánh bắt ở khơi xa về. "Ngư dân ăn cá không vấn đề gì, nhiều người khác ăn cá không vấn đề gì thì sao chúng ta không ăn", ông Thơ nhấn mạnh.
Theo ông Huỳnh Đức Thơ, từ nay đến khi tình hình tiêu thụ hải sản ổn định trở lại, các căng-tin phục vụ cho hơn 1.000 cán bộ trong Trung tâm hành chính Đà Nẵng phải có thực đơn "toàn món cá hết". "Tôi sẽ ăn trước, làm gương để các cán bộ cùng ở lại ăn trưa", ông Thơ khẳng định và đề nghị các cơ sở thu mua, chế biến, tiêu thụ cá không được lợi dụng tình cảnh để ép giá cá với ngư dân.
Chập tối, ông Thơ đã cùng các lãnh đạo thành phố thưởng thức món cá nục nhúng dấm ngay tại cảng cá. "Tôi tin tưởng bà con đánh bắt cá ở vùng biển sạch. Tôi cùng ăn với bà con, và bà con hãy cùng ăn với tôi", ông Thơ kêu gọi.
Trước đó, nhiều lãnh đạo cấp sở ở Đà Nẵng đã đi tắm biển để khích lệ tinh thần của người dân cũng như du khách. Kết quả phân tích mẫu nước biển ở Đà Nẵng được chính quyền khẳng định là an toàn cho các hoạt động thể thao, vui chơi dưới nước.
Nguồn: Vnxpress.net

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

Các lỗi thường gặp khi ăn hải sản

Hải sản ngon ngọt, giá trị dinh dưỡng cao, là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Nhưng bạn có biết để hải sản ngon ngon, bổ, cần tránh 8 lỗi sau.



Ăn hải sản xong uống trà

Ăn xong hải sản không nên uống trà vì trong lá chè có acid tannic, đồng thời chất canxi trong hải sản khi kết hợp với trà gây khó khăn cho tiêu hóa, từ đó tăng cơ hội kết hợp tương tác giữa acid tanic và canxi gây sỏi.

Vì vậy, khi ăn hải sản tốt nhất không nên uống trà, “để dành” trà cách 2 tiếng sau mới uống. 

Hải sản với bia

Ăn hải sản, uống bia vốn rất phổ biến bởi tôm, cua sản sinh ra axit uric (nguyên nhân gây bệnh Gout, sỏi thận…) và khi uống đồng thời với bia sẽ đẩy nhanh tốc độ hình thành của acid uric.

Ăn cùng hoa quả có tanin

Cá, tôm, cua …đều có giá trị dinh dưỡng canxi và protein cao. Nhưng trong hoa quả lại có rất nhiều tanin, nếu sau khi ăn hải sản lập tức ăn hoa quả, không những ảnh hưởng đến sự hấp thụ đối với protein mà chất canxi trong hải sản sẽ kết hợp với tannin của hoa quả, làm cho canxi khó dung hòa, từ đó gây kích thích cho đạ dày, đường ruột, thậm chí gây đau bụng, buồn nôn, nôn mửa vv.

Tốt nhất nên ăn hoa quả sau 2 tiếng.

Độc tốt gây bệnh trong sò ốc rất nhiều 

Bản thân sò ốc luôn kèm theo lượng khuẩn khá cao, protein phân giải cũng rất nhanh. Một khi sò ốc chết đi, đại lượng vi khuẩn phát triển mạnh, sinh ra độc tố. Đồng thời trong đó cũng chưa acid béo không bão hòa dễ gây ô xy hóa. Sò, ốc không tươi còn sinh ra nhiều chat độc hại khác đe dọa lớn đến sức khỏe.
 
Sau khi mua sò ốc sống, về nhà không nên để lâu, cố gắng hấp, nấu ăn ngay. Người có cơ địa dị ứng nên đặc biệt chú ý, bởi vì dị ứng có thể do quá trình phân giải protein hải sản gây ra.

Hải sản đông lạnh không nên hấp, luộc

Bất kỳ hải sản tươi nào đều có thể làm món hấp, luộc.
 
Đồ hải sản không giống với thịt, bản thân hải sản kèm theo rất nhiều vi khuẩn chịu nhiệt thấp và độ phân giải protein rất nhanh. Nếu để trong tủ lạnh nhiều giờ, lượng vi khuẩn trong tôm sẽ tăng lên, một phần protein cũng biến chất, sinh ra chất dạng amin, ăn như thế nào cũng không đạt đến cảm giác, mùi vị ngon miệng thật sự và an toàn như ăn hải sản tươi, chính vì vậy không thích hợp với hấp luộc. 

Hải sản nấu không chín

Một số loại vi khuẩn gây bệnh trong hải sản có tính chịu nhiệt khá mạnh, phải trên 80 mới chết. Ngoài vi khuẩn kèm theo trong nước, trong hải sản còn có thể tồn tại nhiều trứng ký sinh trùng và các chất ô nhiễm độc hại và vi khuẩn trong khi sơ chế.
 
Thông thường, luộc trong nước sôi 4-5 phút mới có thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn trong hải sản. Vì vậy, khi ăn cua, nhím biển, nên chú ý nấu chín tới mức độ nhất định, ăn gỏi cá cũng cần đảm bảo độ tươi ngon và vệ sinh của cá. 

Cố gắng không ăn đầu tôm, đầu cá

Nguyên tố kim loại nặng dễ tích tụ ở phần đầu hải sản, vì vậy cố gắng không ăn đầu tôm, đầu cá.
  
Lưu ý: Ăn 50 quả táo Tây hoặc 30 quả lê hoặc 10 quả cam hoặc ăn sống trên 1,5kg rau xanh mỗi lần mới gây ra sỏi thận khi ăn cùng hải sản.  

Nguồn: Dân trí
Theo people

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

Cho trẻ ăn dặm: Đừng sợ hải sản!

Hải sản rất giàu dinh dưỡng trong thời kỳ ăn dặm của trẻ nhưng nhiều chị em lại nghi ngại sợ con...đau bụng

Hải sản là nguồn thức phẩm đa dạng dưỡng chất dành cho trẻ nhỏ, tuy nhiên nhiều mẹ lo ngại trong dám cho trẻ ăn vì sợ con sẽ bị dị ứng hoặc ngộ độc. Thực tế, các mẹ nên biết rằng nếu mẹ cho bé ăn không đúng cách mới là nguyên nhân chủ yếu gây ra các biến chứng như dị ứng, tiêu chảy, ngộ độc… 
Để giải đáp các lo lắng của các mẹ, dưới đây là đôi điều các mẹ cần biết khi cho trẻ tiếp xúc với món ăn quý giá này.

Hải sản - món quà từ biển cả dành cho bé

Axit béo omega-3 là một trong những dưỡng chất thiết yếu được tìm thấy nhiều trong hải sản. Theo các chuyên gia, đây là một loại dưỡng chất quan trọng góp phần vào sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh. Không chỉ tốt cho trí não, axit béo omega -3 còn rất nhiều tác dụng cho trẻ:
Tăng cường miễn dịch: Các axit béo tuyệt vời trong hải sản rất tốt cho hệ miễn dịch của trẻ nhỏ. 
Phòng chống chàm: Omega-3 giúp giảm viêm ở tất cả các bộ phận trên cơ thể, bao gồm cả da. Cho bé làm quen với thịt cá hồi hoặc cá ngừ trắng trước 9 tháng tuổi có thể bảo vệ bé khỏi chứng dị ứng da
Tốt cho phổi, cải thiện bệnh hen suyễn: Trong nhiều công trình nghiên cứu, cá được chứng minh là một loại thực phẩm giúp bảo vệ phổi
- Tốt cho mắt: Trong các loại tôm, cua, rất giàu vitamin A, có tác dụng cải thiện tầm nhìn
Duy trì độ chắc khỏe cho xương: Trong hải sản giàu hàm lượng canxi, rất tốt việc đảm bảo sức khỏe của hệ xương.

7 tháng tuổi có thể bắt đầu cho trẻ ăn hải sản

Hải sản là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ, do đó các mẹ không nên cho bé tiếp xúc với loại đồ ăn này quá sơm. Theo các chuyên gia, trừ các loại hải sản có vỏ, bạn có thể cho bé ăn cá ở dạng bột sệt hoặc nghiền nhuyễn từ 7 tháng tuổi khi bé đã bắt đầu ăn dặm.
Tuy nhiên các mẹ cũng cần lưu ý rằng, khi mới đầu cho trẻ ăn, mẹ chỉ nên dùng một số lượng nhỏ để bé có thể thích nghi. Với những bé cơ địa kém hay dị ứng thì các mẹ càng phải cẩn trọng hơn. Khi cho bé ăn, các mẹ nên chú ý quan sát biểu hiện của bé, nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường thì nên ngừng lại và cho bé đi kiểm tra, tránh dẫn đến tình trạng nặng.
 
cho tre an dam: dung so hai san! - 1

Khi trẻ được 7 tháng tuổi, mẹ có thể bổ sung thêm hải sản vào thức ăn dặm của bé (Ảnh minh họa)

Không phải loại hải sản nào cũng là sự chọn thông minh cho trẻ
Hải sản tốt cho trẻ:
- Cá biển (cá hồi, ca ngừ, cá thu nhỏ…): chứa nhiều omega-3, tốt cho sự phát triển của trẻ.
- Cua: Rất giàu vitamin nhóm B, khoáng chất, folate và đặc biệt là lượng protein trong cua hơn hẳn các loại thịt cá khác. Thế nên cua rất tốt cho sự phát triển của con cả về thể chất lẫn trí não
- Các loại hải sản có vỏ như hàu, ngao, hến, trai… chứa nhiều kẽm, một vi chất quan trọng với trẻ.
- Tôm: Chứa nhiều đạm và canxi nên "siêu" tốt cho sự phát triển của bé
Ngoài các hải sản có lợi trên, các mẹ cần tránh cho trẻ ăn cá mập, cá kình, cá kiếm, cá thu lớn…bởi đây là những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao, không tốt cho trẻ.

Tùy theo tháng tuổi mà lượng hải sản dành cho bé sẽ khác nhau

Hải sản rất giàu dinh dưỡng, nhiều đạm, vì thế cho trẻ ăn quá nhiều hay quá ít đều không tốt. Nếu ăn quá nhiều có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng và tích trữ kim loại nặng trong cơ thể. Tùy theo độ tuổi mà lượng ăn của bé khác nhau, nhưng chỉ nên ăn 3 – 4 bữa/tuần.
- Trẻ 7-12 tháng: mỗi bữa có thể ăn 20-30g thịt của cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ) nấu với bột, cháo, mỗi ngày có thể ăn 1 bữa, tối thiểu ăn 3-4 bữa/tuần. 
- Trẻ 1-3 tuổi: mỗi ngày ăn 1 bữa hải sản nấu với cháo hoặc ăn mỳ, bún, súp…, mỗi bữa ăn 30- 40 g thịt hải sản. 
- Trẻ từ 4 tuổi trở lên: có thể ăn 1-2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50 – 60g thịt của hải sản, nếu ăn ghẹ có thể ăn ½ con/bữa, tôm to có thể ăn 1 – 2 con/bữa (100g cả vỏ).

Nguồn bài viết: http://eva.vn/

Các mẹ hãy lưu ý khi đến với Haisantuoinghean.tk các mẹ yên tâm hoàn toàn về nguồn gốc của hàng em bán nhé. Các mẹ có thể theo dõi trang cá nhân của em để yên tâm hơn về chất lượng hàng em bán ạ.
Liên hệ ngay để có nguồn nguyên liệu tươi  ngon cho bữa ăn gia đình.
Em xin update các mặt hàng hiện tại ạ:
✔ Cá thu nướng khúc nạc: 280k/1kg
✔ Cá thu khúc tươi nạc: 240k/1kg
✔ Cá thu nguyên con: 200k/1kg (con to từ 3kg - 3.6 kg)
✔ Mực trứng: 250k/1kg (1kg từ 13-16con)
✔ Mực lá/mực ống: 165k-200k/1kg (tùy loại)
✔ Tôm nõn loại nhỏ: 680k/1kg
✔ Con Ruốc: 120k/1kg (con moi, tép biển khô)
✔ Cá chỉ vàng: 180k/1kg
✔ Cá cơm (ngắt đầu): 120k/1kg
P/s: giá của hải sản sẽ thay đổi lên xuống theo đợt, em sẽ update và cập nhật giá cả cũng như hàng mới liên tục để khách theo dõi ạ.
Em nhận tất cả các đơn hàng tại khu vực Hà Nội, miễn phí tiền vận chuyển. Thời gian giao hàng tại Hà Nội: 
1/ Tối thứ 7 hàng tuần: từ 18h30 - 21h30
2/ Chủ nhật hàng tuần: nguyên ngày.

Điện thoại đặt hàng Ms Yến:

0936 123 600

0916 423 600

Cách chọn mua cá biển tươi ngon nhất thế nào?

Xin chia sẻ với các bà nội trợ cách chọn mua cá biển như cá thu, cá nục, cá chim,... tươi ngon nhất khi đi chợ hải sản mà không phải ai cũng biết.

Chọn mua cá biển tươi ngon nhất cần quan sát một số dấu hiệu. (Ảnh minh họa: VTC online)
Cách chọn mua cá biển tươi ngon nhất cần quan tâm các yếu tố như sau:

1. Mắt cá

Điều đầu tiên là bạn nên quan sát mắt cá: Cá tươi mắt sẽ lồi và trong suốt, giác mạc đàn hồi. Mắt cá ươn sẽ lõm vào trong hốc, có màu đục và giác mạc mắt nhăn nheo, thậm chí rách nát. 

2. Mang cá

Cá tươi có mang màu đỏ hồng, dính chặt với hoa khế, không nhớt, không có mùi hôi.Trong khi đó mang cá ươn màu xám, không dính chặt với hoa khế, có nhớt, có mùi hôi. 

Sau khi đánh bắt cá thu thường được cấp đông. Nếu không biết cách lựa chọn bạn có thể mua phải cá đã đông lạnh quá lâu hoặc bị vi khuẩn xâm nhập khi rã đông, bày bán.

3. Vảy cá

Cá tươi có vảy óng ánh, bám chặt với thân, không có niêm dịch, không có mùi hôi. Còn vây cá ươn thì mờ, không sáng óng ánh, dễ tróc khỏi thân cá, có mùi. 

4. Bụng cá

Hậu môn cá tươi thụt sâu vào bên trong, có màu trắng nhạt và bụng cá lép. Còn cá ươn thì hậu môn màu hồng hay đỏ bầm, lòi ra ngoài, bụng cá phình to. 
Ngoài ra, miệng cá biển tươi ngậm kín, còn cá ươn thì miệng hé mở. Đối với cá biển cấp đông lạnh quá lâu ngày hoặc gặp vấn đề khi bảo quản thì răng cá thường bị rụng. Bạn cũng có thể ấn ngón tay vào thịt cá để thử, thịt cá tươi sẽ rắn chắc, đàn hồi, không hằn vết ấn.
Nguồn bài viết: http://infonet.vn/
Thực khách lưu ý: Hải sản tươi ngon từ Yến đã được em chọn lựa kĩ càng từ quê. Tất cả các loại hải sản sau khi được mua từ tàu biển của ngư dân sẽ được bảo quản trong tủ đông lạnh rồi vận chuyển ra Hà Nội. Chạy đông là phương pháp duy nhất em đang dùng để đảm bảo nguồn hàng của mình luôn tươi.
Hiện nay em nhận order tất cả các loại hải sản, khách có nhu cầu dùng loại gì vui lòng liên hệ đặt trước, em sẽ tìm mua ở quê và hẹn ngày giao hàng nhanh nhất có thể.
Liên hệ ngay để có nguồn nguyên liệu tươi  ngon cho bữa ăn gia đình.
Em xin update các mặt hàng hiện tại ạ:
✔ Cá thu nướng khúc nạc: 280k/1kg
✔ Cá thu khúc tươi nạc: 240k/1kg
✔ Cá thu nguyên con: 200k/1kg (con to từ 3kg - 3.6 kg)
✔ Mực trứng: 250k/1kg (1kg từ 13-16con)
✔ Mực lá/mực ống: 165k-200k/1kg (tùy loại)
✔ Tôm nõn loại nhỏ: 680k/1kg
✔ Con Ruốc: 120k/1kg (con moi, tép biển khô)
✔ Cá chỉ vàng: 180k/1kg
✔ Cá cơm (ngắt đầu): 120k/1kg
P/s: giá của hải sản sẽ thay đổi lên xuống theo đợt, em sẽ update và cập nhật giá cả cũng như hàng mới liên tục để khách theo dõi ạ.
Em nhận tất cả các đơn hàng tại khu vực Hà Nội, miễn phí tiền vận chuyển. Thời gian giao hàng tại Hà Nội: 
1/ Tối thứ 7 hàng tuần: từ 18h30 - 21h30
2/ Chủ nhật hàng tuần: nguyên ngày.

Điện thoại đặt hàng Ms Yến:

0936 123 600

0916 423 600

Cách làm cá nục kho tiêu ngon đậm vị

Cá nục kho tiêu:

Cá nục kho rất ngon
– Cá nục
– Muối, tiêu, hành lá, hành hương, đường cát trắng, nước mắm ngon
– 2 thìa cà phê dầu ăn.
Cách làm:
– Cá nục rửa sạch, cắt cá làm 3, 4 khúc cá ngắn. Ướp cá với nửa thìa cà phê muối, để yên trong vòng 15 phút cho ngấm đều gia vị.
– Đun nóng 2 thìa cà phê đường và 3 thìa cà phê nước lọc, đun đến khi đường chuyển màu cánh gián, nhanh tay đổ cá vào đảo đều để đường bám quanh thân cá. Đun lửa nhỏ, nêm vào cá nước mắm, muối, đường, hành hương thái nhỏ, dầu ăn, thỉnh thoảng đảo đều hai mặt cá để cá thấm gia vị. Nếu cá rút cạn gần hết nước, bạn nhớ cho vào chút nước sôi nữa nhé.
– Nước kho cá rút gần hết, tắt bếp, rắc hạt tiêu và hành lá thái nhỏ lên bề mặt cá. Múc ra đĩa dùng với cơm trắng rất đưa cơm đấy.
Nguồn bài viết: http://cakholangvudai.com/
Liên hệ ngay để có nguồn nguyên liệu tươi  ngon cho bữa ăn gia đình.

Em xin update các mặt hàng hiện tại ạ:
✔ Cá thu nướng khúc nạc: 280k/1kg
✔ Cá thu khúc tươi nạc: 240k/1kg
✔ Cá thu nguyên con: 200k/1kg (con to từ 3kg - 3.6 kg)
✔ Mực trứng: 250k/1kg (1kg từ 13-16con)
✔ Mực lá/mực ống: 165k-200k/1kg (tùy loại)
✔ Tôm nõn loại nhỏ: 680k/1kg
✔ Con Ruốc: 120k/1kg (con moi, tép biển khô)
✔ Cá chỉ vàng: 180k/1kg
✔ Cá cơm (ngắt đầu): 120k/1kg
P/s: giá của hải sản sẽ thay đổi lên xuống theo đợt, em sẽ update và cập nhật giá cả cũng như hàng mới liên tục để khách theo dõi ạ.
Em nhận tất cả các đơn hàng tại khu vực Hà Nội, miễn phí tiền vận chuyển. Thời gian giao hàng tại Hà Nội: 
1/ Tối thứ 7 hàng tuần: từ 18h30 - 21h30
2/ Chủ nhật hàng tuần: nguyên ngày.

Điện thoại đặt hàng Ms Yến:

0936 123 600

0916 423 600

Cách kho cá biển ngon không tanh hấp dẫn nhất

Món cá kho Việt Nam có thể tạm sắp thành hai loại. Một là cá kho nước: món ăn kho hơi lạt, có nhiều nước để dùng chan vào bún, cơm; thường dùng những loại cá biển như cá ngừ, cá thu, cá sòng, cá nục… Hai là cá kho khô: món ăn rất đậm đà, mặn miệng… Sau khi chế biến gần như cạn hết nước và kho không khô hẳn nhưng cũng không có nhiều nước; thường sử dụng những loại cá nước ngọt như cá lóc, cá basa, cá bống, cá kèo, cá cơm… nhưng một vài loại cá biển thân nhỏ như chuồn, trích, nục… vẫn kho khô được cũng rất ngon.
Cách kho cá biển không tanh hấp dẫn
1. Gia vị:
Chuẩn bị muối, tiêu, nước mắm, đường, nước màu hay còn gọi là nước màu dừa (một dạng caramel chế biến từ đường nấu cho thành dạng sệt, vị cháy đắng, có màu nâu đỏ đậm. Bếp Việt Nam thường dùng nước màu dừa để kho cá thịt, tạo vị đắng ngọt, pha màu… cho vài món ăn khác.
2. Phụ gia:
Tùy ý sử dụng như thơm (dứa) chín cắt miếng nhỏ, cà chua chín cắt miếng bỏ phần hột, xơ mít chín (trái mít chín, sau khi gỡ múi, cắt lấy phần cọng xơ dạng sợi) mía lau róc vỏ, chặt khúc 5cm, chẻ nhỏ, chột nưa đã muối mặn, dưa chua v.v…
3. Cá kho nước:
Các loại cá quen thuộc ở Việt Nam để dùng kho nước là các loại cá biển như cá ngừ, cá thu, cá nục, cá chuồn, bạc má… Cá thu, cá ngừ thường ở dạng cắt lát dày khoảng 1,5 – 2cm.
Còn như cá nục, cá chuồn… nếu cá dài cỡ chừng 15 – 20cm thì kho nguyên con (sau khi làm sạch và đánh vảy); nếu cá lớn con hơn thì tùy ý cắt khúc ngắn hơn vừa nồi kho.
- Dùng cỡ nồi vừa đủ. Thí dụ như bạn định kho 6 lát cá ngừ, mỗi lát lớn chừng 2/3 bàn tay người lớn thì hãy chọn một cái nồi cỡ vừa đủ sắp 6 lát cá chỉ thành một lớp vào đáy nồi, đây có thể gọi là một bí quyết nhỏ để cá có chất lượng đồng đều. Lý do khác là trong một bữa cơm Việt Nam, món cá kho cũng như các món ăn khác, không làm với số lượng nhiều. Nếu phải kho cá với số lượng công nghiệp để chiêu đãi vài chục người cùng ăn món cá ngừ với bún chẳng hạn thì bạn phải dùng nồi lớn và xếp chồng các lớp cá lên nhau với cách ướp đường cho từng lớp nhưng lớp cá nằm dưới cùng vẫn sẽ ngon nhất. Chọn nồi kích cỡ phù hợp sẽ cho chất lượng cá ngon nhất, nồi to quá hoặc bé quá đều sẽ không có được chất lượng cao như ý muốn.
- Phân lượng gia vị tương đối cho 500gr cá ngừ hoặc các loại đã kể, cho ra vị cá kho hơi lạt: Xếp cá vào nồi, rắc phủ đều lên mặt cá khoảng 50gr đường và đong đường bằng muỗng & nếu đã dùng mấy muỗng đường thì cho thêm chừng đó muỗng nước mắm + 1/2 muỗng cà phê tiêu + 1 muỗng cà phê muối + 20gr hành tím lột vỏ, đập dập + 1/2 muỗng súp nước màu dừa + 2 trái ớt chín đỏ, khoảng 15 & 20gr, để nguyên trái – không bẻ gãy ớt + 1 muỗng súp dầu ăn hoặc mỡ nước. Ðậy kín cá, để qua 1 giờ hoặc hơn cho cá thật thấm gia vị. Trong khâu ướp cá, đường sẽ làm cho cá săn chắc và thấm các loại gia vị khác chứ không phải do mắm muối. Nước màu dừa có tác dụng làm cho màu nước cá kho vàng nâu đẹp mắt, nếu dùng nhiều nước kho sẽ có màu đỏ nâu và đắng.
- Những phụ gia có thể dùng cho thêm vào món cá kho nước & nhất là dùng cá ngừ: Thịt ba chỉ heo cắt miếng nhỏ cỡ 1/2 ngón tay út 100gr thịt / 500g cá; 50gr thơm chín cắt miếng nhỏ hoặc 50gr cà chua chín, bỏ hột, cắt miếng nhỏ; cho vào đáy nồi khoảng 100gr mía lau róc vỏ, chặt khúc ngắn 5cm. chẻ mỏng… Những loại phụ gia này tùy thích sử dụng tất cả hoặc một hai thứ, món cá kho sẽ có nhiều hương vị hơn và thơm ngon hơn.
- Nước trà: Cho thêm ít nước trà (người Bắc gọi là nước chè) vào món cá kho nước là thói quen khẩu vị của một số người Trung, người Bắc Việt Nam. Dùng nước chè lá tươi đã nấu pha hoặc chè Bắc Thái Nguyên pha không đậm lắm, cho vào khoảng 50cc / 500gr cá, vị cá kho sẽ trở nhẹ nhàng, làm tăng mùi thơm nước kho và bớt mùi tanh của cá. Nếu ở nước ngoài muốn kho thử mà không có nước trà xanh chẳng hạn, bạn có thể dùng trà Lipton đen loại túi lọc, không nên sử dùng loại trà ngọt có vị cam chanh hay gừng.
- Kho cá: Sau khi ướp cá, bắc nồi cá lên bếp, để vừa lửa, châm thêm vào một lượng nước sôi ngập hơn mặt cá khoảng 2 & 3cm. Khi thấy nước sôi, hạ lửa nhỏ riu riu kho trong khoảng 45 phút, thăm chừng nước, nếu thấy nước cạn phải châm thêm nước sôi để giữ nước kho luôn cao hơn mặt cá, thăm chừng nạc cá vừa săn chắc, nước vẫn cao hơn mặt cá chừng 1 & 2cm là vừa.
- Về việc nêm nước cá kho: Món cá kho nước hay dùng ăn bún tươi cho nên thường kho lạt nhưng tùy khẩu vị, sau khi kho xong cứ nêm thêm chút muối, đường… theo ý riêng của mỗi người ăn. Lưu ý khi dùng nước mắm để nêm vì có nhiều loại nước mắm nếu dùng nhiều sẽ tạo thêm vị chua chứ không phải mặn. Hoặc tùy ý giã nhỏ ít tỏi ớt trong một cái chén, cho vào ít nước cá kho rồi làm loãng ra với ít nước sôi sau đó mới nêm lại với chút muối, đường, nước mắm… và dùng loại nước cá pha lạt này để chan kèm bún tươi, rau sống cắt nhỏ, dưa leo băm.
- Nếu muốn kho lâu hơn cứ tiếp tục để nồi cá trên bếp với lửa thật nhỏ cho đến khi nước kho cạn sấp mặt cá bạn sẽ có vị cá kho đậm đà hơn nhưng cách kho này vì đã dùng nước cho nên nạc cá sẽ có vị khác cách kho khô.
Món cá nục kho hấp dẫn
Món cá nục kho hấp dẫn
4. Cá kho khô:
Những loại cá nước ngọt thường dùng kho khô là cá lóc (người miền trung Việt Nam hay gọi lá cá tràu, cá quả), cá basa (loại cá da trơn) cắt lát mỏng; cá bống, cá kèo, cá rô, cá cơm… làm sạch.
- Sử dụng phân lượng gia vị cho 500gr cá kho khô: Xếp cá vào nồi, rắc phủ đều lên mặt cá khoảng 100 – 120gr đường và đong đường bằng muỗng & nếu đã dùng mấy muỗng đường thì cho thêm chừng đó muỗng nước mắm + 1/2 muỗng cà phê tiêu + 1 muỗng cà phê muối + 20gr hành tím lột vỏ, đập dập + 1/2 muỗng súp nứơc màu dừa + 2 trái ớt chín đỏ, khoảng 15 – 20gr, để nguyên trái – không bẻ gãy ớt + 2 muỗng súp dầu ăn hoặc mỡ nước. Ðậy kín cá, để qua 1 giờ hoặc cho đến khi thấy đường tan hết và hỗn hợp nước gia vị phải ngập mặt cá; nếu cá lớn con, nước gia vị không đủ ngập cá thì phải cho thêm ít đừơng + nườc mắm bằng nhau. Bắc cá lên bếp. Ðể lửa vừa, vừa thấy nước kho chớm sôi phải hạ lửa thật nhỏ chỉ đủ cho nước kho sôi váng hơi và sủi bọt rất nhẹ. (Không châm thêm nước sôi mà chỉ kho cá bằng nứơc đường muối tan ra). Nếm thử nước kho, tùy thích thêm đường hoặc muối theo khẩu vị riêng & thông thường với lượng đường và nước mắm nhiều như vậy chỉ cần nêm thêm chút muối nếu chất lượng nước mắm kém. Kho trong khoảng 1 giờ trở lại, thỉnh thoảng đảo nồi cho cá trở nhẹ, kho cho đến khi nước kho gần như cạn hẳn và sệt quánh lại, miếng cá trở chắc, có màu nâu đỏ thẫm là được.
- Về món cá kho tiêu: Món cá lóc hay cá kèo kho tiêu chỉ là dạng cá kho khô nhưng cho nhiều tiêu. Tùy thích rắc thêm ít tiêu bột vừa đủ thơm và cay nhẹ khi nước kho bắt đầu quánh sệt, lưu ý nếu cho nhiều tiêu thì ngoài vị cay sẽ có thêm vị đắng nồng rất khó chịu. Nên chọn cá kho tiêu vào mùa đông thì phù hợp hơn vì tiêu có vị cay nóng
- Với cách kho khô này, nếu muốn có nước nhiều để chan vào cơm, xôi nếp… thì khi cá đã thấm ngon, châm thêm chút nước sôi cho bằng mặt cá, để sôi lại là được. Trong món cá kho khô, người miền Trung thường chỉ dùng thêm chột nưa, xơ mít… lót một lớp chừng 2 cm, dưới đáy nồi rồi mới cho cá lên. Nước kho sẽ thấm vào các loại phụ gia này làm thành món ăn phụ rất ngon.

Cá kèo kho tiêu ớt hấp dẫn
Cá kèo kho tiêu ớt hấp dẫn
Cách thực hiện
Cá làm sạch, cắt làm đôi.
Xếp cá vào nồi, ướp với nước mắm, hành tím đập dập, nước màu, 

(muối tuỳ theo khẩu vị), ớt chín, dầu ăn (hoặc mỡ)

Kho cá:
-Sau khi ướp cá, bắc nồi cá lên bếp, để vừa lửa, châm thêm vào một lượng nước sôi ngập hơn mặt cá khoảng 2 – 3cm. Khi thấy nước sôi, hạ lửa nhỏ riu riu kho trong khoảng 45 phút, thăm chừng nước, nếu thấy nước cạn phải châm thêm nước sôi để giữ nước kho luôn cao hơn mặt cá, thăm chừng nạc cá vừa săn chắc, nước vẫn cao hơn mặt cá chừng 1 – 2cm là vừa.
Cá chín xếp ra đĩa, rắc thêu tiêu.
Món này có thể dùng với bún hoặc cơm đều rất ngon.
Có thể áp dụng kiểu kho này đối với các loại cá biển khác như: cá ngừ, cá thu, cá bạc má….